“Muốn ăn cá Trối om bung, trốn cha trốn mẹ về vùng thôn Tiên”, đó là câu dân ca nổi tiếng của người dân Hà Nam nói về loài cá Trối đặc sản đã có từ lâu của địa phương. Trong sách “Địa chí Hà Nam” có giới thiệu một món ăn đặc sản là món cá Trối ở Khả Phong, Kim Bảng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, loài cá này hiện nay đang dần bị cạn kiệt. Xuất phát từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hà Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I đã tìm hiểu, thu vật mẫu để phân tích, nghiên cứu về loài cá này. Đây là loài mới, thuộc giống cá quý hiếm trên thế giới, chưa từng được nghiên cứu tại Việt Nam. Đặc biệt, cá Trối Hà Nam đang hứa hẹn là đặc sản đem lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương, rất cần được bảo tồn và phát triển.
Cá Trối Hà Nam - Loài cá quý hiếm
Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, công tác nghiên cứu, điều tra nguồn lợi thuỷ sản đã và đang được thực hiện ở các quy mô khác nhau, nhằm đánh giá thực trạng, đa dạng sinh học về thành phần giống, loài. Trên cơ sở đó, tìm ra các giải pháp bảo tồn, khôi phục, phát triển và tạo nên đối tượng nuôi kinh tế. Về vấn đề này, nhiều địa phương đã phục hồi được một số đối tượng cá có giá trị khoa học và kinh tế, bổ sung vào nguồn lợi tự nhiên; một số loài đã trở thành đối tượng cá kinh tế như: Cá Tràu tiến vua (Ninh Bình), cá Lăng chấm (Vĩnh Phúc)...
Cá Trối tại đầm Tam Chúc nằm giáp ranh giữa hai thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam là một loài cá quý hiếm, đặc hữu với đặc điểm thịt cá thơm ngon, không có xương dăm, hình dáng và màu sắc đẹp. Tuy nhiên, đối tượng này chưa có tác giả nào nghiên cứu, chưa từng được ghi chép trong sách. Xuất phát từ ý tưởng muốn khôi phục lại một giống cá được coi là đặc sản quý hiếm của địa phương, nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Mạnh Tiến (Sở KH&CN Hà Nam); Bùi Đình Đặng, Nguyễn Văn Hảo (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I) đã về thị trấn Ba Sao tìm hiểu, nghiên cứu. Sau 4 tháng miệt mài với công việc (từ tháng 10.2009), ngày 15.2.2010 nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra loài cá Trối, lấy mẫu chuyển cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I xét nghiệm, phân tích. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, mẫu cá Trối thu được ở đầm Tam Chúc (tại tọa độ 20034’ vĩ độ Bắc và 105049’ kinh độ Đông) thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thuộc giống cá quả Channa, họ Channidae, bộ cá vược Perciformes. Trong giống Channa, trên thế giới chỉ ghi nhận có 2 loài là: C. Asiatina (Linnaeus, 1758) phân bố từ Nam Trung Quốc đến Bắc Việt Nam và C. Nox (Zhang, Misikasinthorn & Watanabe, 2002) phân bố ở Quảng Tây, Trung Quốc. Cá Trối ở Hà Nam giống hai loài cá trên là không có vây bụng và gốc vây đuôi có đốm tròn đen với vành trắng bao quanh như hình con mắt.
Ngày 1.10.2010, tại Hội nghị khoa học ngành sinh học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), các tác giả đã báo cáo về kết quả phát hiện và trình bày một số đặc điểm hình thái cá Trối Hà Nam: Thân dài, phía trước hình trụ tròn, phần sau dẹt, viền lưng và viền bụng bằng phẳng, cán đuôi ngắn và cao. Đầu dẹp bằng, đỉnh đầu rộng và bằng thuôn về 2 phía. Mõm ngắn mút tầy tròn. Miệng rộng vừa, hình cung sâu và hẹp, chiều dài lớn hơn chiều rộng. Mút sau xương hàm trên vượt quá viền sau mắt, trên 2 hàm xương lá mía và xương khẩu cái đều có răng. Lưỡi dẹt mỏng, hơi thụt vào trong, mút lưỡi hình tam giác, giữa có eo thắt, phía sau rộng dần và chưa chiếm hết chiều rộng xoang miệng. Có 2 ống thở kéo dài trông giống như đôi râu . Vây lưng và vây hậu môn dài. Khởi điểm vây lưng trước hoặc đối diện khởi điểm vây ngực. Khoảng cách trước vây lưng nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách trước vây ngực. Vây đuôi khá tròn. Thân và đầu phủ vảy lược. Đỉnh đầu và 2 bên má có một số vảy cỡ hơi lớn hơn. Phần bụng từ ngực đến vây hậu môn phủ lớp vẩy nhỏ. Đường bên ngắt quãng, đoạn sau hạ thấp hơn đoạn trước 1 vẩy. Cá có màu xanh hoặc xám hồng, phần lưng thẫm hơn, bụng trắng nhạt. Sau mắt tới nắp mang có 3 sọc xám đen hình rẻ quạt. Hai bên thân có 10-12 sọc ngang hình dấu ngoặc (<) từ lưng xuống bụng. Phía sau và phía trên gốc vây ngực có 1 đốm tròn đen. Gốc vây đuôi có đốm tròn đen hình con mắt. Có những con có nhiều hạt đốm trắng, vàng nhỏ phân bố dọc theo thân từ mang xuống đuôi .
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hảo và các cộng sự (2010), hệ thống phân loại cá Trối Hà Nam như sau:
Bộ cá vược Perciformes
Phân bộ cá quả Channoidei
Họ cá quả Channidae
Giống cá Channa Scopoli, 1777
Loài cá Trối Hà Nam Channa hanamensis n.sp.
Đây là loài cá mới, đặc hữu ở huyện Kim Bảng và Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, được đặt tên là cá Trối Hà Nam Channa hanamensis n.sp. Qua đánh giá sơ bộ ban đầu, loài cá này đã được mô tả tỉ mỉ về hình thái, màu sắc, nơi phân bố, đặc điểm sinh học khái quát và giá trị sử dụng trên cơ sở so sánh với các loài gần nó và xây dựng khóa phân loại. Hiện nay, chúng là đối tượng kinh tế được nhân dân và du khách ưa thích, nếu được đầu tư thích đáng sẽ trở thành nguồn hàng hoá đem lại thu nhập cho nhân dân tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, loài cá này đang bị săn lùng khai thác, làm cho nguồn lợi tự nhiên suy giảm nhanh chóng và đang ở mức độ báo động nếu như không có các biện pháp kịp thời bảo tồn và phát triển.
Nguồn lợi quý cần bảo tồn và phát triển
Đến nay, cá Trối Hà Nam đã được xác định là loài cá quý hiếm, đặc hữu. Do môi trường sống thay đổi và tình trạng khai thác bừa bãi nên sản lượng cá giảm đi rất nhiều. Vì vậy, cần được điều tra, nghiên cứu nhằm xác định hệ thống phân loại, marker di truyền và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, đặc biệt là sinh học sinh sản. Từ đó, đánh giá về giá trị khoa học và kinh tế để tìm ra các giải pháp kỹ thuật gia hoá và tái tạo quần đàn, làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển, nuôi dưỡng chúng trở thành nguồn sản phẩm hàng hoá có thương hiệu và giá trị kinh tế cao. Với những thành công bước đầu, Sở KH&CN Hà Nam đã đề nghị và ngày 9.6.2010, UBND tỉnh Hà Nam đã ra Quyết định số 574/QĐ-UBND về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học năm 2010, ban hành kèm theo danh mục các nhiệm vụ khoa học được thực hiện, trong đó có đề tài: “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài cá Trối tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”. Mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu phân loại, sinh thái học, sinh sản, bảo tồn và phát triển cá Trối. Đề tài sẽ tập trung xác định nguồn lợi, vùng phân bố và giá trị nguồn lợi cá Trối, nghiên cứu bổ sung nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, bổ sung vào ngân hàng gen một marker di truyền mới được phát hiện, bổ sung một loài cá mới vào thành phần cá nước ngọt Việt Nam và thế giới, đưa cá Trối vào các loài đã được thuần hoá và sinh sản nhân tạo thành công.
Về hiệu quả kinh tế - xã hội, đề tài sẽ đánh giá tiềm năng về nguồn lợi của cá, đề ra các giải pháp bảo tồn và phát triển. Nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản. Nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo, nuôi thương phẩm cá Trối, bổ sung đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, góp phần tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương khi tham gia phát triển loài cá đặc sản.
Hy vọng, trong thời gian tới, những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những căn cứ để Hà Nam có chính sách bảo tồn và phát triển loài cá này, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của thuỷ sản Hà Nam nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
Cá Trối Hà Nam - Loài cá quý hiếm
Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, công tác nghiên cứu, điều tra nguồn lợi thuỷ sản đã và đang được thực hiện ở các quy mô khác nhau, nhằm đánh giá thực trạng, đa dạng sinh học về thành phần giống, loài. Trên cơ sở đó, tìm ra các giải pháp bảo tồn, khôi phục, phát triển và tạo nên đối tượng nuôi kinh tế. Về vấn đề này, nhiều địa phương đã phục hồi được một số đối tượng cá có giá trị khoa học và kinh tế, bổ sung vào nguồn lợi tự nhiên; một số loài đã trở thành đối tượng cá kinh tế như: Cá Tràu tiến vua (Ninh Bình), cá Lăng chấm (Vĩnh Phúc)...
Cá Trối tại đầm Tam Chúc nằm giáp ranh giữa hai thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam là một loài cá quý hiếm, đặc hữu với đặc điểm thịt cá thơm ngon, không có xương dăm, hình dáng và màu sắc đẹp. Tuy nhiên, đối tượng này chưa có tác giả nào nghiên cứu, chưa từng được ghi chép trong sách. Xuất phát từ ý tưởng muốn khôi phục lại một giống cá được coi là đặc sản quý hiếm của địa phương, nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Mạnh Tiến (Sở KH&CN Hà Nam); Bùi Đình Đặng, Nguyễn Văn Hảo (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I) đã về thị trấn Ba Sao tìm hiểu, nghiên cứu. Sau 4 tháng miệt mài với công việc (từ tháng 10.2009), ngày 15.2.2010 nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra loài cá Trối, lấy mẫu chuyển cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I xét nghiệm, phân tích. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, mẫu cá Trối thu được ở đầm Tam Chúc (tại tọa độ 20034’ vĩ độ Bắc và 105049’ kinh độ Đông) thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thuộc giống cá quả Channa, họ Channidae, bộ cá vược Perciformes. Trong giống Channa, trên thế giới chỉ ghi nhận có 2 loài là: C. Asiatina (Linnaeus, 1758) phân bố từ Nam Trung Quốc đến Bắc Việt Nam và C. Nox (Zhang, Misikasinthorn & Watanabe, 2002) phân bố ở Quảng Tây, Trung Quốc. Cá Trối ở Hà Nam giống hai loài cá trên là không có vây bụng và gốc vây đuôi có đốm tròn đen với vành trắng bao quanh như hình con mắt.
Ngày 1.10.2010, tại Hội nghị khoa học ngành sinh học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), các tác giả đã báo cáo về kết quả phát hiện và trình bày một số đặc điểm hình thái cá Trối Hà Nam: Thân dài, phía trước hình trụ tròn, phần sau dẹt, viền lưng và viền bụng bằng phẳng, cán đuôi ngắn và cao. Đầu dẹp bằng, đỉnh đầu rộng và bằng thuôn về 2 phía. Mõm ngắn mút tầy tròn. Miệng rộng vừa, hình cung sâu và hẹp, chiều dài lớn hơn chiều rộng. Mút sau xương hàm trên vượt quá viền sau mắt, trên 2 hàm xương lá mía và xương khẩu cái đều có răng. Lưỡi dẹt mỏng, hơi thụt vào trong, mút lưỡi hình tam giác, giữa có eo thắt, phía sau rộng dần và chưa chiếm hết chiều rộng xoang miệng. Có 2 ống thở kéo dài trông giống như đôi râu . Vây lưng và vây hậu môn dài. Khởi điểm vây lưng trước hoặc đối diện khởi điểm vây ngực. Khoảng cách trước vây lưng nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách trước vây ngực. Vây đuôi khá tròn. Thân và đầu phủ vảy lược. Đỉnh đầu và 2 bên má có một số vảy cỡ hơi lớn hơn. Phần bụng từ ngực đến vây hậu môn phủ lớp vẩy nhỏ. Đường bên ngắt quãng, đoạn sau hạ thấp hơn đoạn trước 1 vẩy. Cá có màu xanh hoặc xám hồng, phần lưng thẫm hơn, bụng trắng nhạt. Sau mắt tới nắp mang có 3 sọc xám đen hình rẻ quạt. Hai bên thân có 10-12 sọc ngang hình dấu ngoặc (<) từ lưng xuống bụng. Phía sau và phía trên gốc vây ngực có 1 đốm tròn đen. Gốc vây đuôi có đốm tròn đen hình con mắt. Có những con có nhiều hạt đốm trắng, vàng nhỏ phân bố dọc theo thân từ mang xuống đuôi .
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hảo và các cộng sự (2010), hệ thống phân loại cá Trối Hà Nam như sau:
Bộ cá vược Perciformes
Phân bộ cá quả Channoidei
Họ cá quả Channidae
Giống cá Channa Scopoli, 1777
Loài cá Trối Hà Nam Channa hanamensis n.sp.
Đây là loài cá mới, đặc hữu ở huyện Kim Bảng và Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, được đặt tên là cá Trối Hà Nam Channa hanamensis n.sp. Qua đánh giá sơ bộ ban đầu, loài cá này đã được mô tả tỉ mỉ về hình thái, màu sắc, nơi phân bố, đặc điểm sinh học khái quát và giá trị sử dụng trên cơ sở so sánh với các loài gần nó và xây dựng khóa phân loại. Hiện nay, chúng là đối tượng kinh tế được nhân dân và du khách ưa thích, nếu được đầu tư thích đáng sẽ trở thành nguồn hàng hoá đem lại thu nhập cho nhân dân tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, loài cá này đang bị săn lùng khai thác, làm cho nguồn lợi tự nhiên suy giảm nhanh chóng và đang ở mức độ báo động nếu như không có các biện pháp kịp thời bảo tồn và phát triển.
Cá Trối Hà Nam Channa hanamensis n.sp.
Nguồn lợi quý cần bảo tồn và phát triển
Đến nay, cá Trối Hà Nam đã được xác định là loài cá quý hiếm, đặc hữu. Do môi trường sống thay đổi và tình trạng khai thác bừa bãi nên sản lượng cá giảm đi rất nhiều. Vì vậy, cần được điều tra, nghiên cứu nhằm xác định hệ thống phân loại, marker di truyền và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, đặc biệt là sinh học sinh sản. Từ đó, đánh giá về giá trị khoa học và kinh tế để tìm ra các giải pháp kỹ thuật gia hoá và tái tạo quần đàn, làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển, nuôi dưỡng chúng trở thành nguồn sản phẩm hàng hoá có thương hiệu và giá trị kinh tế cao. Với những thành công bước đầu, Sở KH&CN Hà Nam đã đề nghị và ngày 9.6.2010, UBND tỉnh Hà Nam đã ra Quyết định số 574/QĐ-UBND về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học năm 2010, ban hành kèm theo danh mục các nhiệm vụ khoa học được thực hiện, trong đó có đề tài: “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài cá Trối tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”. Mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu phân loại, sinh thái học, sinh sản, bảo tồn và phát triển cá Trối. Đề tài sẽ tập trung xác định nguồn lợi, vùng phân bố và giá trị nguồn lợi cá Trối, nghiên cứu bổ sung nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, bổ sung vào ngân hàng gen một marker di truyền mới được phát hiện, bổ sung một loài cá mới vào thành phần cá nước ngọt Việt Nam và thế giới, đưa cá Trối vào các loài đã được thuần hoá và sinh sản nhân tạo thành công.
Về hiệu quả kinh tế - xã hội, đề tài sẽ đánh giá tiềm năng về nguồn lợi của cá, đề ra các giải pháp bảo tồn và phát triển. Nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản. Nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo, nuôi thương phẩm cá Trối, bổ sung đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, góp phần tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương khi tham gia phát triển loài cá đặc sản.
Hy vọng, trong thời gian tới, những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những căn cứ để Hà Nam có chính sách bảo tồn và phát triển loài cá này, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của thuỷ sản Hà Nam nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
theo khoahoccongnghehanam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét