Lễ hội được tổ chức tại đình Đá, thôn An Mông, xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam.
Đình Đá thờ Nguyệt Nga công chúa, một tướng tài của Hai Bà Trưng. Ngoài ngày sinh (ngày rằm tháng bảy) và ngày hóa (ngày 12 tháng 10) có tổ chức tế lễ, dâng hương ra, ngày hội đầu xuân được tổ chức vào các ngày 6, 7, 8 tháng Giêng. Trong hội có tế lễ, rước kiệu, lễ tế thần nông và các hội thi như vật cầu, đua thuyền.
Trong lễ tế thần nông, chủ tế và các bồi tế sau khi làm xong nghi thức dân hương, dân rượu, đọc sớ tấu cầu mong bình yên cho dân làng, cầu mong mùa màng tươi tốt thì tiếp tục đến phần rước hương án tế thần ra khu ruộng gần đình đã được cày bừa chuẩn bị trước. Đoàn người đi theo hương án tế thần, có cả người gánh vài bó mạ, dăm cây lau, tay cầm cành tre, con dao và bó hom dâu. Khi ra tới ruộng cấy lúa và bãi, trồng dâu thì đoàn người đặt hương án lên bờ ruộng, còn dân làng thì đứng vây quanh. Chủ tế và bồi tế là người được phân công thay mặt dân làng lội xuống ruộng cấy ít hàng lúa và trồng ít hom dâu tượng trưng. Dân làng vây quanh hò reo, hoà với tiếng chiêng, trống tỏ niềm vui mừng, đón chờ một mùa bội thu sắp tới. Cùng với tiếng hò reo, dân làng còn té nước ruộng vào người cấy, người gánh mạ, người vác hom dâu, người cắm cành tre, cắm cây lau dưới ruộng. Mọi người cầu mong mưa thuận gió hoà cho cây lúa, cây dâu lên khoẻ như lau, cứng như tre để vượt qua mọi thời tiết khắc nghiệt để có mùa lúa, mùa dâu tươi tốt, dân làng có cuộc sống ấm no hạnh phúc như lời cần khẩu của dân làng An Mông:
Trò đưa thuyền trên sông Châu được tổ chức tại khu ngã ba sông ở phía đông xã Tiên Phong (hiện nay là đập Quang Trung), đó là nơi tương truyền bà Nguyệt Nga tử tiết và là nơi thuyền rồng xuất hiện đón bà xuống thuỷ cung. Hội thi thường tổ chức hai chiếc thuyền lớn, đầu làm như hình rồng, đuôi tựa đuôi tôm. Mỗi thuyền bố trí một người lái, một người mặc áo đỏ, chít khăn, tay cầm mõ, gõ theo nhịp chèo động viên đội bơi. Mũi thuyền có hai phách cầm chèo hai bên để bắt nhịp cho các mái chèo, hai bên mạn thuyền mỗi bên có 12 người chèo. Như vậy, mỗi thuyền bơi thi phải huy động tới 28 người có áo quần khăn đồng bộ, tắm gội sạch sẽ, lên đình lễ thánh rồi mới được nhập đội thi. Đường bơi thường tổ chức trên đoạn sông dài hơn một cây số, có thể bơi hai hoặc ba vòng, thuyền của giáp nào về đích giật được cành nêu là thắng cuộc. Giáp thắng cuộc sẽ được giải thưởng, đồng thời cùng cả giáp ăn mừng thắng lợi. Năm ấy mọi người tin rằng được thánh phù hộ sẽ gặp may.
Trò vật cầu được tổ chức để tưởng niệm việc luyện quân của bà Nguyệt Nga. Theo truyền thuyết, bà thường tổ chức trò chơi này để tăng cường sức khoẻ cho quân lính. Đội vật cầu ở đây cũng có nhiều nét tương tự với hội vật cầu ở làng Gừa ở Liêm Thuận, Thanh Liêm, nhưng ở đây có nét khác là có hội vật cầu lão (cho đàn ông trên 50 tuổi). Tính chất lễ và tính chất hội đậm đà của hội thi này làm nên không khí tưng bừng náo nhiệt của ngày hội đầu xuân, thể hiện nhu cầu thăng hoa tinh thần cao cả của người dân trong lễ hội.
Trong lễ tế thần nông, chủ tế và các bồi tế sau khi làm xong nghi thức dân hương, dân rượu, đọc sớ tấu cầu mong bình yên cho dân làng, cầu mong mùa màng tươi tốt thì tiếp tục đến phần rước hương án tế thần ra khu ruộng gần đình đã được cày bừa chuẩn bị trước. Đoàn người đi theo hương án tế thần, có cả người gánh vài bó mạ, dăm cây lau, tay cầm cành tre, con dao và bó hom dâu. Khi ra tới ruộng cấy lúa và bãi, trồng dâu thì đoàn người đặt hương án lên bờ ruộng, còn dân làng thì đứng vây quanh. Chủ tế và bồi tế là người được phân công thay mặt dân làng lội xuống ruộng cấy ít hàng lúa và trồng ít hom dâu tượng trưng. Dân làng vây quanh hò reo, hoà với tiếng chiêng, trống tỏ niềm vui mừng, đón chờ một mùa bội thu sắp tới. Cùng với tiếng hò reo, dân làng còn té nước ruộng vào người cấy, người gánh mạ, người vác hom dâu, người cắm cành tre, cắm cây lau dưới ruộng. Mọi người cầu mong mưa thuận gió hoà cho cây lúa, cây dâu lên khoẻ như lau, cứng như tre để vượt qua mọi thời tiết khắc nghiệt để có mùa lúa, mùa dâu tươi tốt, dân làng có cuộc sống ấm no hạnh phúc như lời cần khẩu của dân làng An Mông:
Cầu cho hoà cốc phong đăng
Cây dâu cũng tốt, con tằm cũng tươi
Trò đưa thuyền trên sông Châu được tổ chức tại khu ngã ba sông ở phía đông xã Tiên Phong (hiện nay là đập Quang Trung), đó là nơi tương truyền bà Nguyệt Nga tử tiết và là nơi thuyền rồng xuất hiện đón bà xuống thuỷ cung. Hội thi thường tổ chức hai chiếc thuyền lớn, đầu làm như hình rồng, đuôi tựa đuôi tôm. Mỗi thuyền bố trí một người lái, một người mặc áo đỏ, chít khăn, tay cầm mõ, gõ theo nhịp chèo động viên đội bơi. Mũi thuyền có hai phách cầm chèo hai bên để bắt nhịp cho các mái chèo, hai bên mạn thuyền mỗi bên có 12 người chèo. Như vậy, mỗi thuyền bơi thi phải huy động tới 28 người có áo quần khăn đồng bộ, tắm gội sạch sẽ, lên đình lễ thánh rồi mới được nhập đội thi. Đường bơi thường tổ chức trên đoạn sông dài hơn một cây số, có thể bơi hai hoặc ba vòng, thuyền của giáp nào về đích giật được cành nêu là thắng cuộc. Giáp thắng cuộc sẽ được giải thưởng, đồng thời cùng cả giáp ăn mừng thắng lợi. Năm ấy mọi người tin rằng được thánh phù hộ sẽ gặp may.
Trò vật cầu được tổ chức để tưởng niệm việc luyện quân của bà Nguyệt Nga. Theo truyền thuyết, bà thường tổ chức trò chơi này để tăng cường sức khoẻ cho quân lính. Đội vật cầu ở đây cũng có nhiều nét tương tự với hội vật cầu ở làng Gừa ở Liêm Thuận, Thanh Liêm, nhưng ở đây có nét khác là có hội vật cầu lão (cho đàn ông trên 50 tuổi). Tính chất lễ và tính chất hội đậm đà của hội thi này làm nên không khí tưng bừng náo nhiệt của ngày hội đầu xuân, thể hiện nhu cầu thăng hoa tinh thần cao cả của người dân trong lễ hội.
(Nguồn: hanam.gov.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét