Không khí Tết đang lan tỏa khắp trong Nam, ngoài Bắc. Trong những ngày rạo rực niềm vui, chúng tôi có dịp về thăm làng Đầm, xã Liêm Tuyền (Thanh Liêm, Hà Nam), nơi có truyền thống làm bánh chưng hàng trăm năm nay.
Làng Đầm cách thành phố Phủ Lý chừng 5km. Mới đến đầu làng, chúng tôi đã thấy ngan ngát mùi lá dong, nếp cốm, đỗ xanh... không khí rất nhộn nhịp, tất bật. Người rửa lá dong, người giã đỗ, thái thịt, chuẩn bị lò; trẻ con thì tước lạt, lau lá... Từ cụ già đến trẻ nhỏ đều tham gia gói bánh. Nhà ít thì 4 - 5 người, nhà đông có khi hơn chục lao động cùng chụm đầu trong gian bếp nhỏ, quây quần, ấm cúng.
Cụ Bùi, người cao tuổi ở làng cho hay: “Làm bánh chưng là nghề truyền thống ở làng Đầm. Người dân từ kinh nghiệm truyền thống đã đúc rút được nhiều cách làm bánh ngon. Bà con gồng gánh đi khắp các chợ ở những vùng lân cận để bán; được ưa chuộng, vậy là thành nghề. Bánh chưng làng Đầm đã đi khắp Hà Nội, Nam Định rồi vào cả miền Trung”.
Ngày nay, làm bánh chưng là nghề mang lại thu nhập chính của một số gia đình trong làng. Nhìn cậu bé chưa đầy 10 tuổi ngồi gói bánh rất điệu nghệ, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và thán phục. Ông Quỳnh, trưởng thôn cười nói: “Làm bánh chưng không khó, nhưng phải tỉ mỉ, cẩn thận”.
Đến làng Đầm, vào nhà nào cũng thấy có một bể nước mưa rất lớn. Chị Thúy giải thích: Người dân làng Đầm chỉ dùng nước mưa để luộc bánh, nguyên liệu phải thật sạch. Làm như thế bánh mới thơm ngon. Cụ Thinh, năm nay đã 80 tuổi tiết lộ: “Bánh chưng làng Đầm có vị thơm ngon là do bà con dùng gạo Hải Hậu để nấu. Chọn loại đỗ xanh vàng mẩy, hạt tiêu phải tự rang và xay, thịt ba chỉ đều các phần nạc mỡ. Bánh ở làng tôi có thể để được cả chục ngày mà không bị ôi thiu”.
Thơm ngon là vậy nhưng nghề làm bánh chưng ở làng Đầm đang đứng trước nguy cơ mai một. “Trong hơn 300 hộ, chỉ khoảng 30 hộ giữ được nghề tổ. Khó khăn nhất là giá nguyên liệu tăng vùn vụt. Một chiếc bánh nhỏ khoảng 2-3 lạng gạo vẫn phải đủ thịt, đỗ, trước đây bán 1.500 đồng, nay nhích lên 2.000 đồng, bán đắt không ai mua, bán rẻ thì lỗ”, chị Thuý than thở.
Kinh tế phát triển, nông thôn có nhiều khởi sắc; song song đó, nhiều giá trị truyền thống dần mai một. Chỉ lo chẳng bao lâu nữa, có dịp về thăm làng Đầm, chúng tôi sẽ không được thấy không khí rộn ràng của làng nghề dịp Tết!
Cụ Bùi, người cao tuổi ở làng cho hay: “Làm bánh chưng là nghề truyền thống ở làng Đầm. Người dân từ kinh nghiệm truyền thống đã đúc rút được nhiều cách làm bánh ngon. Bà con gồng gánh đi khắp các chợ ở những vùng lân cận để bán; được ưa chuộng, vậy là thành nghề. Bánh chưng làng Đầm đã đi khắp Hà Nội, Nam Định rồi vào cả miền Trung”.
Ngày nay, làm bánh chưng là nghề mang lại thu nhập chính của một số gia đình trong làng. Nhìn cậu bé chưa đầy 10 tuổi ngồi gói bánh rất điệu nghệ, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và thán phục. Ông Quỳnh, trưởng thôn cười nói: “Làm bánh chưng không khó, nhưng phải tỉ mỉ, cẩn thận”.
Đến làng Đầm, vào nhà nào cũng thấy có một bể nước mưa rất lớn. Chị Thúy giải thích: Người dân làng Đầm chỉ dùng nước mưa để luộc bánh, nguyên liệu phải thật sạch. Làm như thế bánh mới thơm ngon. Cụ Thinh, năm nay đã 80 tuổi tiết lộ: “Bánh chưng làng Đầm có vị thơm ngon là do bà con dùng gạo Hải Hậu để nấu. Chọn loại đỗ xanh vàng mẩy, hạt tiêu phải tự rang và xay, thịt ba chỉ đều các phần nạc mỡ. Bánh ở làng tôi có thể để được cả chục ngày mà không bị ôi thiu”.
Thơm ngon là vậy nhưng nghề làm bánh chưng ở làng Đầm đang đứng trước nguy cơ mai một. “Trong hơn 300 hộ, chỉ khoảng 30 hộ giữ được nghề tổ. Khó khăn nhất là giá nguyên liệu tăng vùn vụt. Một chiếc bánh nhỏ khoảng 2-3 lạng gạo vẫn phải đủ thịt, đỗ, trước đây bán 1.500 đồng, nay nhích lên 2.000 đồng, bán đắt không ai mua, bán rẻ thì lỗ”, chị Thuý than thở.
Kinh tế phát triển, nông thôn có nhiều khởi sắc; song song đó, nhiều giá trị truyền thống dần mai một. Chỉ lo chẳng bao lâu nữa, có dịp về thăm làng Đầm, chúng tôi sẽ không được thấy không khí rộn ràng của làng nghề dịp Tết!
(Nguồn: hanam.gov.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét