Nói đến Hà Nam, người ta thường nói đến mảnh đất với tên của những làng nghề dệt đã trở nên rất đỗi thân thuộc như Nha Xá, Đại Hoàng, Nhật Tân… với đủ các chất liệu dệt khác nhau từ tơ lụa, sợi bông đến các loại sợi tổng hợp…, là cầu nối không thể thiếu cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế của đất nước.
Nằm dọc bên dòng sông Đáy với những cánh đồng dâu xanh ngát là làng dệt lụa Nha Xá (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên), một làng dệt lụa được mệnh danh là Á Hậu của Việt Nam được hình thành từ đầu thế kỷ XIII gắn liền với tên tuổi vị Thành Hoàng Trần Khánh Dư, người đã có công dạy cho dân làng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa.
Từ những năm đầu thế kỷ, những súc tơ lụa nõn bóng, mượt mà của vùng quê Nha Xá đã chinh phục được hầu hết các thị trường lớn cả nước. Cái hồn của lụa tơ tằm Nha Xá chính là hồn của thiên nhiên, trong sắc có độ trong, độ đục, có sự lấp lánh dưới ánh nắng trời… Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, làng nghề càng nhộn nhịp hơn và quy mô sản xuất của làng nghề tiếp tục được mở rộng theo hướng công nghiệp. Nhiều gia đình tiếp tục đóng thêm máy dệt, hoặc đầu tư thay khung gỗ bằng khung sắt để làm ăn lâu dài. Đặc biệt người làng dệt nhanh nhạy với thị hiếu người tiêu dùng luôn chuyển đổi mặt hàng. Nhiều mặt hàng mới ra đời như hàng đũi, hàng tơ se, hàng lụa hoa, hàng lụa trơn, hàng lanh… và chất lượng, mẫu mã sản phẩm tiếp tục được nâng cao. Từ Nha Xá, nghề dệt đã lan rộng đến nhiều vùng như Lảnh Trì, Chuyên Ngoại, Hoà Mạc, Đồng Văn… tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm gia đình.
Rời Nha Xá, chỉ gần 20 phút đi xe là bạn đến với làng dệt Nhật Tân của huyện Kim Bảng. Tiếng những khung dệt đều đều chen lẫn tiếng đục chạm gỗ đâu đây tạo nên bức tranh nhộn nhịp của một làng quê đa nghề, trong đó nghề dệt đã có cách đây gần 500 năm. Đây là quê hương của nghề dệt vải mộc sử dụng chất liệu sợi bông chủ yếu làm vải lót phục vụ cho ngành công nghiệp đóng dày, các loại vải lót được sử dụng phổ biến làm túi xách xuất khẩu, hay đủ các loại vải phục vụ cho đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao…
Điểm dừng chân cuối của chúng tôi là làng dệt Đại Hoàng thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân. Nét cảm nhận đầu tiên mà bất cứ du khách nào có dịp đến đây là những con đường làng gạch đỏ với những khúc uốn cong mềm mại cùng những dòng người tấp nập vận chuyển vải, manh đay…. Hiện nay các sản phẩn của dệt Đại Hoàng rất đa dạng và phong phú, nhiều kiểu loại, mẫu mã như khổ 40 cm là vải kẻ dân tộc, khổ 80 cm là vải thường, khổ 1,4 m là vải dệt chéo… , ngoài ra Đại Hoàng còn nổi tiếng về dệt bao tải và manh đay phục vụ xuất khẩu.
Nghề dệt vải Đại Hoàng phát triển rất mạnh trong những năm gần đây do nhu cầu của thị trường xuất khẩu, không những thu hút đông đảo người dân tham gia, mà còn lôi cuốn nhiều cơ sở kinh doanh làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm, dịch vụ nhuộm vải, cung cấp nguyên liệu sợi dịch vụ vận chuyển, dịch vụ gỡ sợi tơ bị rối… Đại Hoàng cũng đã năng động đổi mới, mua sắm thiết bị để nâng cao năng suất. Đến nay, cả làng đã có tới trên 2.500 khung dệt chạy bằng điện, có 800 khung dệt được khổ rộng đem lại năng suất sản phẩm đạt 23 triệu mét vải, 5 triệu chiếc khăn mặt, 1.200 bao tải đay và 500 tấn manh đay trong năm 2005.
Phát triển nghề dệt vải truyền thống ở Nha Xá, Nhật Tân, Đại Hoàng … chỉ là những điểm sáng trong vô số các điểm sáng tại Hà Nam. Mô hình làm giàu bằng nghề dệt truyền thống ở đất đa nghề dệt Hà Nam đáng được biểu dương và học tập./.
Từ những năm đầu thế kỷ, những súc tơ lụa nõn bóng, mượt mà của vùng quê Nha Xá đã chinh phục được hầu hết các thị trường lớn cả nước. Cái hồn của lụa tơ tằm Nha Xá chính là hồn của thiên nhiên, trong sắc có độ trong, độ đục, có sự lấp lánh dưới ánh nắng trời… Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, làng nghề càng nhộn nhịp hơn và quy mô sản xuất của làng nghề tiếp tục được mở rộng theo hướng công nghiệp. Nhiều gia đình tiếp tục đóng thêm máy dệt, hoặc đầu tư thay khung gỗ bằng khung sắt để làm ăn lâu dài. Đặc biệt người làng dệt nhanh nhạy với thị hiếu người tiêu dùng luôn chuyển đổi mặt hàng. Nhiều mặt hàng mới ra đời như hàng đũi, hàng tơ se, hàng lụa hoa, hàng lụa trơn, hàng lanh… và chất lượng, mẫu mã sản phẩm tiếp tục được nâng cao. Từ Nha Xá, nghề dệt đã lan rộng đến nhiều vùng như Lảnh Trì, Chuyên Ngoại, Hoà Mạc, Đồng Văn… tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm gia đình.
Rời Nha Xá, chỉ gần 20 phút đi xe là bạn đến với làng dệt Nhật Tân của huyện Kim Bảng. Tiếng những khung dệt đều đều chen lẫn tiếng đục chạm gỗ đâu đây tạo nên bức tranh nhộn nhịp của một làng quê đa nghề, trong đó nghề dệt đã có cách đây gần 500 năm. Đây là quê hương của nghề dệt vải mộc sử dụng chất liệu sợi bông chủ yếu làm vải lót phục vụ cho ngành công nghiệp đóng dày, các loại vải lót được sử dụng phổ biến làm túi xách xuất khẩu, hay đủ các loại vải phục vụ cho đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao…
Điểm dừng chân cuối của chúng tôi là làng dệt Đại Hoàng thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân. Nét cảm nhận đầu tiên mà bất cứ du khách nào có dịp đến đây là những con đường làng gạch đỏ với những khúc uốn cong mềm mại cùng những dòng người tấp nập vận chuyển vải, manh đay…. Hiện nay các sản phẩn của dệt Đại Hoàng rất đa dạng và phong phú, nhiều kiểu loại, mẫu mã như khổ 40 cm là vải kẻ dân tộc, khổ 80 cm là vải thường, khổ 1,4 m là vải dệt chéo… , ngoài ra Đại Hoàng còn nổi tiếng về dệt bao tải và manh đay phục vụ xuất khẩu.
Nghề dệt vải Đại Hoàng phát triển rất mạnh trong những năm gần đây do nhu cầu của thị trường xuất khẩu, không những thu hút đông đảo người dân tham gia, mà còn lôi cuốn nhiều cơ sở kinh doanh làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm, dịch vụ nhuộm vải, cung cấp nguyên liệu sợi dịch vụ vận chuyển, dịch vụ gỡ sợi tơ bị rối… Đại Hoàng cũng đã năng động đổi mới, mua sắm thiết bị để nâng cao năng suất. Đến nay, cả làng đã có tới trên 2.500 khung dệt chạy bằng điện, có 800 khung dệt được khổ rộng đem lại năng suất sản phẩm đạt 23 triệu mét vải, 5 triệu chiếc khăn mặt, 1.200 bao tải đay và 500 tấn manh đay trong năm 2005.
Phát triển nghề dệt vải truyền thống ở Nha Xá, Nhật Tân, Đại Hoàng … chỉ là những điểm sáng trong vô số các điểm sáng tại Hà Nam. Mô hình làm giàu bằng nghề dệt truyền thống ở đất đa nghề dệt Hà Nam đáng được biểu dương và học tập./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét