“Muốn ăn cá Trối om bung, trốn cha trốn mẹ về vùng thôn Tiên”, đó là câu dân ca nổi tiếng của người dân Hà Nam nói về loài cá Trối đặc sản đã có từ lâu của địa phương
Đây là loài cá mới, đặc hữu ở huyện Kim Bảng và Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, được đặt tên là cá Trối Hà Nam Channa hanamensis n.sp. Qua đánh giá sơ bộ ban đầu, loài cá này đã được mô tả tỉ mỉ về hình thái, màu sắc, nơi phân bố, đặc điểm sinh học khái quát và giá trị sử dụng trên cơ sở so sánh với các loài gần nó và xây dựng khóa phân loại. Hiện nay, chúng là đối tượng kinh tế được nhân dân và du khách ưa thích, nếu được đầu tư thích đáng sẽ trở thành nguồn hàng hoá đem lại thu nhập cho nhân dân tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, loài cá này đang bị săn lùng khai thác, làm cho nguồn lợi tự nhiên suy giảm nhanh chóng và đang ở mức độ báo động nếu như không có các biện pháp kịp thời bảo tồn và phát triển.
Đến nay, cá Trối Hà Nam đã được xác định là loài cá quý hiếm, đặc hữu. Do môi trường sống thay đổi và tình trạng khai thác bừa bãi nên sản lượng cá giảm đi rất nhiều. Vì vậy, cần được điều tra, nghiên cứu nhằm xác định hệ thống phân loại, marker di truyền và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, đặc biệt là sinh học sinh sản. Từ đó, đánh giá về giá trị khoa học và kinh tế để tìm ra các giải pháp kỹ thuật gia hoá và tái tạo quần đàn, làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển, nuôi dưỡng chúng trở thành nguồn sản phẩm hàng hoá có thương hiệu và giá trị kinh tế cao. Với những thành công bước đầu, Sở KH&CN Hà Nam đã đề nghị và ngày 9.6.2010, UBND tỉnh Hà Nam đã ra Quyết định số 574/QĐ-UBND về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học năm 2010, ban hành kèm theo danh mục các nhiệm vụ khoa học được thực hiện, trong đó có đề tài: “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài cá Trối tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”. Mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu phân loại, sinh thái học, sinh sản, bảo tồn và phát triển cá Trối. Đề tài sẽ tập trung xác định nguồn lợi, vùng phân bố và giá trị nguồn lợi cá Trối, nghiên cứu bổ sung nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, bổ sung vào ngân hàng gen một marker di truyền mới được phát hiện, bổ sung một loài cá mới vào thành phần cá nước ngọt Việt Nam và thế giới, đưa cá Trối vào các loài đã được thuần hoá và sinh sản nhân tạo thành công.
Về hiệu quả kinh tế – xã hội, đề tài sẽ đánh giá tiềm năng về nguồn lợi của cá, đề ra các giải pháp bảo tồn và phát triển. Nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản. Nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo, nuôi thương phẩm cá Trối, bổ sung đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, góp phần tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương khi tham gia phát triển loài cá đặc sản.
Hy vọng, trong thời gian tới, những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những căn cứ để Hà Nam có chính sách bảo tồn và phát triển loài cá này, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của thuỷ sản Hà Nam nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói chung.
Theo hanam24h.vn
Đến nay, cá Trối Hà Nam đã được xác định là loài cá quý hiếm, đặc hữu. Do môi trường sống thay đổi và tình trạng khai thác bừa bãi nên sản lượng cá giảm đi rất nhiều. Vì vậy, cần được điều tra, nghiên cứu nhằm xác định hệ thống phân loại, marker di truyền và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, đặc biệt là sinh học sinh sản. Từ đó, đánh giá về giá trị khoa học và kinh tế để tìm ra các giải pháp kỹ thuật gia hoá và tái tạo quần đàn, làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển, nuôi dưỡng chúng trở thành nguồn sản phẩm hàng hoá có thương hiệu và giá trị kinh tế cao. Với những thành công bước đầu, Sở KH&CN Hà Nam đã đề nghị và ngày 9.6.2010, UBND tỉnh Hà Nam đã ra Quyết định số 574/QĐ-UBND về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học năm 2010, ban hành kèm theo danh mục các nhiệm vụ khoa học được thực hiện, trong đó có đề tài: “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài cá Trối tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”. Mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu phân loại, sinh thái học, sinh sản, bảo tồn và phát triển cá Trối. Đề tài sẽ tập trung xác định nguồn lợi, vùng phân bố và giá trị nguồn lợi cá Trối, nghiên cứu bổ sung nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, bổ sung vào ngân hàng gen một marker di truyền mới được phát hiện, bổ sung một loài cá mới vào thành phần cá nước ngọt Việt Nam và thế giới, đưa cá Trối vào các loài đã được thuần hoá và sinh sản nhân tạo thành công.
Về hiệu quả kinh tế – xã hội, đề tài sẽ đánh giá tiềm năng về nguồn lợi của cá, đề ra các giải pháp bảo tồn và phát triển. Nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản. Nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo, nuôi thương phẩm cá Trối, bổ sung đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, góp phần tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương khi tham gia phát triển loài cá đặc sản.
Hy vọng, trong thời gian tới, những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những căn cứ để Hà Nam có chính sách bảo tồn và phát triển loài cá này, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của thuỷ sản Hà Nam nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói chung.
Theo hanam24h.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét